
Tàn Uế
Tiếng soàn soạt vang vọng sau lưng,
tiếng lạch cạch từ gian phòng bên cạnh,
tiếng nỉ non văng vẳng dưới lòng đất,
hay tiếng rên rỉ oán than ám trong giấc ngủ…
cùng tạo nên câu chuyện rùng rợn về ma lực của thính giác.
Kubo chuyển đến nhà trọ mới chưa được bao lâu thì phát hiện tiếng động bất thường vọng đến từ phòng ngủ.
Không chỉ có phòng của cô, các hộ gia đình khác cũng nghe được những âm thanh kì lạ
Có người bỏ mạng chỉ vì nghe phải những tiếng động ấy.
Lại có người hại chết cả nhà theo mệnh lệnh của tiếng gọi từ âm phủ.
Liệu đây là “ma ám” hay chỉ là “trùng lặp ngẫu nhiên”? Càng băn khoăn, những kẻ tò mò càng tiến sâu vào gốc rễ của nguồn phát ra âm thanh dị thường, thậm chí, họ còn trở thành những vị khách không mời, to gan chạm đến “câu chuyện bị phong ấn” với những bí mật kinh hoàng...
Tàn uế là ghi chép ngược dòng lịch sử về những vụ án thảm khốc và những sự kiện ma quái trở đi trở lại trên mảnh đất đã nhiễm uế khi có người chết, là sự đấu tranh giữa những suy luận lý trí và một niềm tin tâm linh không thể dập tắt vào những thế lực siêu nhiên.
***
Tôi quen một anh nọ. Anh đi tập tennis được một thời gian thì hăng hái mời vợ qua sân chơi, nhân tiện đọ vợt. Tưởng được lên mặt với vợ, ai dè cô vợ hạ gục anh trong vòng một nốt nhạc. Anh phát rồ, ngày đêm luyện tập (vợ thì tất nhiên phải ở nhà chăm con). Qua một thời gian nữa, anh lại gọi vợ lên sân. Cô vợ con rơi của nhà Williams này lại đả bại chồng một lần nữa, tốc độ nhanh không kém lần trước. Anh chồng điên tiết đập vợt như Ryan Harrison rồi thề không bao giờ dính dáng vào đám bóng nỉ nữa.
Đọc xong Tàn uế, tôi nhớ ngay đến câu chuyện trên vì tài năng của cô vợ hơn đứt anh chồng y hệt như Fuyumi Ono hay hơn Yukito Ayatsuji vậy.
Tàn uế tạo cho tôi cảm giác chân thực như thể tác giả đang kể thực về những chuyện đã diễn ra. Thậm chí, mấy trang đầu tôi đọc còn tưởng tác giả chưa vào truyện mà chỉ mới là lời giới thiệu. Tàn uế là tử uế không được thanh tẩy, có khả năng lây lan và bội nhiễm nhiều tầng. Ví dụ: một người chết oan ức trong một ngôi nhà sẽ tạo ra tử uế. Tử uế đó nếu không được thanh tẩy sẽ tạo thành tàn uế. Người khác bước vào căn nhà này sẽ lây nhiễm tàn uế này, mang nó về nhà mình và lây cho cả nhà. Chuyện bắt đầu từ một cô gái cảm thấy nhà mình có “người lạ”, rồi xung quanh khu nhà cô cũng có một vài người cảm thấy như vậy, có người còn treo cổ tự sát (tạo nên tàn uế 2 tầng). Cô và tác giả – người xưng “tôi” mất bảy năm tìm hiểu, lần tìm từng đầu mối nhỏ nhất, phát hiện ra nguồn gốc của tàn uế hóa ra xuất phát từ một địa phương khác, từ rất nhiều năm về trước, lây nhiễm đến tận đây.
Truyện không dọa dẫm, không cố làm mọi việc trở nên ghê rợn thế nên nó có vẻ đáng sợ bởi tính chất chân thực của nó. Tác giả khiến tôi nghĩ tàn uế thực sự tồn tại.
Nếu Another và series Quán được tôi xếp vào danh mục thuốc gây mê thì Tàn uế được liệt vào hạng luyện trí nhớ với hàng chục tên họ của các nhân vật liên tục xuất hiện, liên tục biến mất trong suốt quá trình tìm kiếm sự thật của hai nhân vật chính. Tôi đảm bảo nếu nhớ hết đống tên này thì khỏi cần tham gia khóa học siêu trí nhớ làm gì.
Chấm điểm: 7.75/10
***
Từ thời xưa, Nhật Bản đã có quan niệm về “tội uế”, trong đó, “uế” và “tội” có quan hệ vô cùng mật thiết. Giải thích về việc “tiếp xúc với uế”, người ta cho rằng nếu đụng đến uế thì sẽ lây nhiễm, bởi vậy phải tránh xa chúng. Còn “tội” là cách gọi chung các tội lỗi hoặc tai ương có thể loại bỏ thông qua cúng tế. “Tội” sẽ sản sinh ra “uế”, để loại bỏ “uế” cần phải tiến hành nghi lễ cúng tế.
Mặt khác, tuy không giống với “tội”, nhưng những trạng thái khác với trạng thái sinh lý bình thường như “tử vong” hay “sinh sản” cũng là một loại “uế”, giống như các uế sinh ra từ “tội” khác, đều cần được loại bỏ. Trong đó “tử uế” sản sinh ra từ cái chết là thứ đáng sự nhất.
Nhưng, loại uế này không tồn tại vĩnh viễn, cũng không khuếch tán liên tục vô tận; còn chúng ta khi tiếp xúc với uế sẽ tiến hành một số phương pháp phòng hộ như thờ cúng người đã mất hoặc thanh lọc đất đai. Thế nhưng nếu có “cái gì đó” mạnh mẽ đến mức lọc bao nhiều lần vẫn tiếp tục tồn tại. Thì đó chính là “tàn uế”.
Chuyện bắt đầu khi Kubo dọn đến thuê căn phòng 204 tại nhà trọ Okaya, một căn hộ có điều kì quái. Hễ quay đi là lại nghe tiếng sột soạt như một ai đó đang phủi trên chiếu tatami trống không, đến lúc quay lại thì âm thanh im bặt.
Âm thanh kỳ lạ chính là thiệp mời chiêu dụ người ta đến với tai ương. Phải chăng vì thế mà chẳng ai sống lâu ở đây được? Nhưng dù chuyển đi nơi khác, âm thanh nọ vẫn vang lên, trong phòng ốc trông rất đỗi bình thường.
Tò mò tìm hiểu, nguồn cơn mới từ từ lộ diện.
Nghe nói người chết sinh ra “tử uế”, “tử uế” không thanh tẩy hết thì sẽ để lại “tàn uế”.
Và người bị “tàn uế” lây nhiễm… chạy trời cũng không khỏi họa sát thân.
Nguồn: clowncat
***
Chúng tôi không hề từ bỏ cuộc điều tra, nhưng nó vẫn ì ạch không kết quả, chẳng có thông tin gì về nhà Yoshikane, hay nên nói ngay là cả phương pháp điều tra chúng tôi cũng chưa tìm được. Cách duy nhất lâu dò hỏi tất cả các chùa chiền ở địa phương xem có chùa nào lưu giữ tro cốt của gia đình Yoshikane không ( nhưng có thể nhà chùa không nói cho chúng tôi biết), hoặc là xem xét các bia mộ; đồng thời tiếp tục tìm kiếm những người đã rời khỏi nơi này và những người ở gần khu vực xây dựng nhà máy.
Chúng tôi gặp gỡ từng người tìm được, nhưng mạng lưới này rồi cũng hết.
Chúng tôi muốn tìm kiếm "cái gì đó" từng tồn tại trong quá khứ, bởi vậy mới chú ý đến tất cả những người từng ở mấy căn có vấn đề của nhà trọ Okaya, nhưng phần lớn bọn họ đều không gặp phải điều gì khác thường. Saijo ở căn 401 vẫn bình an vô sự, Henmi ở căn 403 cũng vậy. Mùa thu năm 2002, căn 203 - vốn là căn không ai ở được lâu - đã có hộ chuyển vào và đến giờ vẫn yên ổn.
Khách trọ mới là một gia đình bốn người vui vẻ ấm áp, gồm một đôi vợ chồng trẻ cùng hai đứa con nhỏ. Người vợ cũng nhập hội các bà mẹ trẻ, hòa đồng với mọi người. Người dọn đến sau Kubo hiện vẫn ở đấy.
Khu tập thể Okaya cũng thế.
...
Mời các bạn đón đọc Tàn Uế của tác giả Ono Fuyumi.
Tải xuống
Vui lòng đăng nhập để tải sách hoặc gửi vào Kindle.
Đăng nhập